Bản chất của khái niệm học phí là gì?

Những ngày qua, ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày trước Quốc hội về đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục, thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo, đã có nhiều ý kiến bày tỏ không đồng thuận với đề xuất này.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khẳng định cơ quan thẩm tra không nhất trí việc thay đổi thuật ngữ như thể hiện trong biên bản dự thảo luật sửa đổi. Ngay lập tức Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phản hồi chính thức, nhằm lý giải rõ hơn về đề xuất này.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế ý kiến của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng chủ yếu là về sử dụng thuật ngữ, không phải vấn đề quan điểm điều chỉnh pháp luật. Trước đây, học phí được tính theo quy định của học phí và lệ phí, tuy nhiên hiện nay học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ của Luật Giá.

Vẫn còn rất nhiều người hoang mang về khái niệm học phí.

Nhiều băn khoăn đưa ra, vậy có chuyện đánh tráo khái niệm, đổi thu học phí thành thu giá như dư luận đang đặt ra đối với giáo dục ĐH hay không? Bà Phụng khẳng định đối với khoản tiền mà người học phải đóng cho quá trình học vẫn được quy định là học phí.

Thuật ngữ giá dịch vụ đào tạo được đưa ra tại dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: nhà nước đang đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng không sử dụng ngân sách nhà nước và dịch vụ tuyển sinh,… nên có thể gọi chung theo nghĩa rộng nhằm khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này. Riêng phần đóng cho đào tạo được viện dẫn sang Điều 105 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Nghĩa là, đối với khoản tiền mà người học phải đóng cho quá trình học vẫn được quy định là học phí, bà Phụng nhấn mạnh.

Xung quanh vấn đề này, GS-TS Đinh Văn Sơn- Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, học phí được cho là thuật ngữ đã có từ lâu, rất quen thuộc trong hoạt động giáo dục và đào tạo và ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả các tầng lớp xã hội Việt Nam. Theo ông Sơn, Học phí là từ được cắt nghĩa gồm “Học là học tập” và “Phí là chi phí”.

Theo cách hiểu này thì học phí là chi phí học tập, là một số tiền mà người học phải có nghĩa vụ thanh toán cho cơ sở giáo dục, đào tạo theo một định kỳ nào đó. Số tiền này nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan điểm của Chính phủ, cơ chế vận hành nền kinh tế.

Bản chất của khái niệm học phí.

Tính đến nay, trừ các Cơ sở giáo dục ngoài công lập, có yếu tố nước ngoài và đang thực hiện thí điểm tự chủ tự chịu trách nhiệm về mức học phí được quy định chặt chẽ, thống nhất có mức phí rất thấp so với chi phí thực tế tại các cơ sở giáo dục đào tạo thì nhìn mặt bằng chung chi phí đào tạo ở nước ta là còn rẻ.

Mặc dù có mức phí thấp như vậy nhưng ở Việt Nam lại rất phù hợp với quan điểm của Đảng, với mặt bằng thu nhập của người dân, khả năng thanh toán của người học. Do đó, GS Sơn cho rằng, việc đổi tên học phí thành giá dịch vụ đào tạo, cần phải cân nhắc thấu đáo có nên hay không! Nếu muốn thay đổi tên gọi mà không làm thay đổi bản chất của học phí thì theo GS sơn tốt nhất là không nên. Qua đó, vấn đề đang được xã hội quan tâm hơn cả chính là chính sách học phí trong thời gian tới sẽ được Bộ GD&ĐT ban hành như thế nào?

Rate this post

liverrhino