Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Thể dục thể thao của sinh viên

Thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của sinh viên. Tuy nhiên, tình trạng chung của sinh viên hiện nay là lười tập luyện và tập luyện với thái độ không tích cực. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Thể dục thể thao của sinh viên.

Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) của sinh viên, có thể chia thành nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Những yếu tố chủ quan

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TDTT của sinh viên chính là nhu cầu và thái độ học cập của sinh viên. Hầu hết, sinh viên đều coi môn Giáo dục thể chất là môn học phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Bên cạnh đó, việc chưa hiểu rõ tác dụng của môn học cũng khiến cho sinh viên không có thái độ học tập tích cực.

Theo khảo sát tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, kết quả phỏng vấn 400 sinh viên cho thấy: chỉ có 69,17% số sinh viên được hỏi có nhu cầu luyện tập thể thao, số lượng sinh viên thích hoạt động thể thao chỉ là 13,42%, và số lượng phần trăm không thích là 31,42%. Đặc biệt, có đến 27,43% sinh viên được hỏi đi luyện tập thể thao chỉ nhằm mục đích có thể thi kết thúc học phần.

Từ những số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, bản thân sinh viên chưa ý thức được vai trò và tác dụng của việc luyện tập thể thao đối với đời sống thể chất cũng như đời sống tinh thần của cá nhân. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động thể dục thể thao của sinh viên không được đẩy mạnh.

Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TDTT của sinh viên

Hiện nay, công tác giáo dục thể chất còn bộc lộ rất nhiều hạn chế như : chất lượng thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được nhữngyêu cầu hiện tại. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng cũng như kỹ năng chuyên môn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chương trình, giáo trình phương pháp giảng dạy, công tác quản lý chậm đổi mới, chất lượng công tác Giáo dục thể chất trong trường học còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện mới.

Bên cạnh đó, phong trào TDTT trong trường học còn rất hạn chế. Việc triển khai và thực hiện giáo dục thể chất cho sinh viên trong và ngoài giờ học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Một cuộc khảo sát cho thất, còn thiếu khoảng 20.000 giáo viên TDTT, thiếu sân bãi tập luyện và những phương tiện cho việc dạy và học TDTT… Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế hoạt động thể thao trong sinh viên.

Trước thực trạng trên, cần có biện pháp cụ thể để có thể cải thiện chất lượng TDTT đối với sinh viên. Theo những chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của TDTT với sinh viên nhằm giúp sinh viên hiểu và nhận thức đúng về vai trò, vị trí, ý nghĩa của TDTT trong việc đào tạo phát triển con người toàn diện.

+ Đa dạng hóa những hoạt động TDTT, thành lập các CLB thể thao theo sở thích của sinh viên và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường. Những CLB này hoạt động dưới sự chỉ đạo của giảng viên Giáo dục thể chất, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động theo lịch định kỳ mỗi tuần và theo qui chế chung của CLB. Từ đó lôi cuốn sinh viên vào hoạt động các môn thể thao yêu thích theo nguyện vọng

Rate this post

liverrhino